Ám Nhật

Chương 71: 71: Giữ Đất




Đến cuối mùa xuân niên hiệu Thái Bình năm thứ 4.

Người dân tại khu vực Tây Giang Phủ theo cách gọi của nước Lương mà phải đến 9 phần là người Lạc bắt đầu thu hoạch vu khoai lang đầu tiên của mình một cách gấp rút để còn gieo hạt cho đúng thời vụ cho vụ thu hoạch mùa thu năm nay.

Khoai lang của họ trồng cũng đã được 4 tháng cho nên thu hoạch cũng là tạm ổn.

Cộng với lương thực được gửi đến thì họ hoàn toàn không phải lo lắng gì về cái ăn.

Cũng vào lúc này thì quân đội nước Thịnh bắt đầu từ vùng biên giới tiến về những trấn mới được xây dựng của Tây Giang Phủ.

Mục tiêu chính của quân Thịnh là phá huỷ toàn bộ các công trình ở nơi này.Quân Giang thì dù bị thiệt hại nặng năm ngoái thì cũng không thể khoanh tay đứng nhìn càng lúc nước Lương càng bành trướng hơn được.

Nhất là khi chỉ mới có 2 lần xuất quân nước Lương đã chiếm được toàn bộ khu vực lưu vực sông Đông Giang dọc từ thượng nguồn cho đến hạ nguồn.

Đây có thể nói là đã bóc mất một lớp da của họ.

Vì nước Giang chính là dựa vào địa thế của hai con sông mà đứng vững.

Cho nên Giang Hạo người vốn không giỏi đánh trên bộ không được điều đến mà là một người khác.

Người này là Giang Trọng cũng chính là em trai của Giang Đào mấy năm trước bị Lương An giết chết dẫn quân.

Nước Giang vốn chỉ tin dùng người của Hoàng Gia vào việc chinh chiến cho nên lần này vẫn do một người họ Giang dẫn quân ra trận không có gì lạ cả.Hai bên nước Giang nước Thịnh cùng một lúc đánh vào hai mặt của Tây Giang Phủ.

Dưới hạ nguồn sông Đông Giang.

Lực lượng của Giang Hạo chưa hồi phục nhưng cũng lộ rõ ý định tấn công Bình Giang Phủ của nước Lương.

Vì thế mà với tư cách hiện giờ là người điều hành nước Lương.

Diệp Tinh Hà đã ra lệnh cho Thần Võ Doanh đến Bình Giang Phủ.

Chiến lược của khu vực Bình Giang Phủ là chỉ phòng ngự bên trong các thành trấn tuyệt đối không ra ngoài giao chiến trực diện.

Nếu Giang Hạo đích thân dẫn quân lên bờ tấn công thì sẽ có người đối phó.

Mà người này chính là Mục Vân.


Nhiệm vụ của Mục Vân rất đơn giản nếu Giang Hạo dám lên bờ thì cứ dùng Ám Vụ khiến cho nước Lương mất đi tướng quân mạnh nhất của mình.

Còn nếu Giang Hạo không đến thì tuyệt không được ra tay để lộ Lĩnh Vực.Bên phía mặt trận Tây Giang Phủ.

Lương An sẽ chỉ huy hướng nước Thịnh cùng với Lạc Thiên tộc trưởng.

Nếu cần thiết Lương An sẽ tự mình ra tay.

Còn hướng nước Giang thì Dương Mặc sẽ phụ trách.

Chiến lược vẫn như cũ chỉ thủ không đánh.

Mục tiêu của quân Lương cũng như người Lạc là giữ được đất bảo vệ được dân.

Họ cần người dân sinh sống và sản xuất ở đây chứ không phải tiếp tục biến nơi đây thành bãi chiến trường chỉ có xác chết.Phía nước Giang.

Dương Mặc dẫn theo Hắc Long Quân đóng trại tại vùng bên ngoài thành trấn xa nhất về hướng đông.

Họ sẽ là đơn vị duy nhất của nước Lương tham chiến.

Một phần đội Ngự Lâm Quân đi theo Lương An ban đầu đều được giao hết cho Dương Mặc để sức chiến đấu cánh bên này nhiều nhất có thể.

Bên trong các thành trấn cũng có người của Lạc Thành Doanh nhưng họ sẽ chỉ tham chiến khi bức tường bên ngoài bị phá vỡ mà thôi.Còn về phía nước Thịnh thì Lương An cùng với lực lượng người Lạc hành quân thẳng đến vùng quân Thịnh đóng quân tỏ rõ ý đồ nếu muốn thì quyết chiến.

Vì trong chiến dịch mùa đông năm ngoái Lương An chưa từng ra tay một lần nào cho nên ngay cả Vũ Bình tướng quân cũng không biết là Lương An đang ở đây.Ngay khi biết quân Lương chủ động tiến đến thì Vũ Bình tướng quân đã lờ mờ đoán ra người đến là ai.

Vũ Bình tướng quân vốn chẳng tính toán đến việc mình từng bị Lương An đe doạ cũng chẳng nghĩ đến việc con trai bị Lương An đánh cho suýt chết.

Cái ông nghĩ đến chính là an nguy của nước Thịnh.

Vì thế Lương An có mạnh đến đâu thì cũng phải đối đầu với ông.Vùng chiến sự nổ ra đầu tiên là phía đông của Tây Giang Phủ tức mặt giáp với nước Giang.

Giang Trọng lần đầu ra trận cho nên không có sự nhẫn nhịn của kẻ lão làng.

Mặc cho quân Lương có bố trí phòng ngự thế nào thì cũng xua quân tấn công.

Giang Trọng bản thân cũng là người có nội công cấp 3.


Hoá Hình cũng là Giao Long giống với anh trai tuy nhiên nó không có màu vàng nhạt mà là một màu xanh như nước biển vậy.

Vừa tấn công thì Giang Trọng đã xung phong đi đầu mở đường cho binh sỹ.

Tuy nhiên Dương Mặc đã ngăn cản lại một cách dễ dàng bằng Bạch Ngưu.- Nội khí phòng ngự? Để xem da con trâu này dày đến mức nào.Giang Trọng bị cản lại thì bộc phát sự hăng máu của tuổi trẻ mà tấn công.

Dương Mặc thì đã bước sang tuổi 20 kinh nghiệm cũng đã có nhiều cho nên không muốn ăn thua với đối thủ.

Chỉ muốn chặn Giang Trọng lại để quân Giang mất đi vị trí tấn công chủ lực của mình.

Trong khi đó thì kỵ binh Hắc Long tràn lên tấn công quân Giang.

Quân Giang bao gồm 2 vạn kỵ binh 3 vạn bộ binh.

Đông gấp 5 lần so với Hắc Long Quân cho nên Hắc Long quân chỉ dùng chiến thuật xung kích.

Liên tục lao vào rồi lại rút ra trong đội hình quân Giang.

Hắc Long Quân là lực lượng kỵ binh tinh nhuệ trong khi quân Giang lại không có được sự chỉ huy kịp thời khi mà Giang Trọng đang ăn thua với Dương Mặc cho nên họ không thể phát huy được hoàn toàn lợi thế về quân số.

Để cho Hắc Long Quân tự do ra vào làm cho đội hình trở nên rối loạn.

Cuộc tấn công gần như không thu được hiệu quả gì ngoài làm sứt mẻ một chút lực lượng của Hắc Long Quân.Lúc Giang Trọng nhận ra tình hình thì cũng chẳng biết làm gì do thiếu kinh nghiệm cầm quân.

Vì thế chỉ có thể tạm thời rút quân để củng cố lại lực lượng cũng như chiến lược tấn công.

Riêng phần Giang Trọng thì vô cùng bực bội vì ngay lần đầu ra trận đã đá phải cục đá cứng.

Nội khí phòng ngự là thứ khó chịu với tất cả người có nội công.

Vì nó là một cuộc chiến về sức bền.

Mà đánh lâu dài không bao giờ là sự lựa chọn đúng đắn với người chưa có Lĩnh Vực.Quân Giang buộc phải tính toán lại chiến lược cũng như củng cố lại lực lượng.

Dù sao vua Thuần Chính của nước Giang cũng không quá chú trọng vào cánh này mà chú trọng vào cánh của Giang Hạo vì dù sao Giang Trọng cũng là lần đầu ra trận.


Lần này chỉ để lấy kinh nghiệm thắng thì tốt mà bại thì cũng không sao.Phía mặt trận Bình Giang Phủ thì quân của Giang Hạo có tổ chức bài bản hơn hẳn.

Họ lợi dụng đêm tối phá dỡ các tuyến hàng rào vòng ngoài suốt mấy ngày rồi mới tấn công.

Tuy nhiên quân Lương chỉ ở bên trong bắn tên ra ngoài không hề chiến đấu trực diện.

Từ các tháp canh xạ tiễn của quân Lương dễ dàng tấn công những binh sỹ hoàn toàn không được che chắn của quân Giang.

Quân Giang bị thiệt hại nặng ngay trong đợt tấn công đầu tiên vì không hề chuẩn bị thiếp giáp quân.

Hơn nữa họ cũng không lường được tầm bắn của cung tiễn nước Lương lại xa đến thế.

Tầm bắn tên đến 150 bộ hơn đến 50 bộ so với cung tiễn bình thường.Thế là Giang Hạo buộc phải tự mình dẫn quân tấn công thế nhưng cũng ngay lần đầu tiên này Hoá Hình Hải Mã của Giang Hạo đã bị đánh bại hoàn toàn bởi một đối thủ bí ẩn.

Thứ duy nhất Giang Hạo có thể nhận biết được là đối phương cũng là Hắc Khí.

Cho nên Giang Hạo dù không chính thức xác nhận được thì vẫn nhận định đó là Lương An.

Cũng may trong khoảnh khắc thập tử nhất sinh Giang Hạo đã thoát thân được chứ không thì nước Giang đã mất đi đại tướng mạnh nhất của mình rồi.

Tuy nhiên việc bị thương là không thể tránh khỏi cho nên Giang Hạo không thể tiếp tục tự mình dẫn quân tiến công được nữa.Quân Giang ở cả hai mặt trận đều đi vào bế tắc khi mà Giang Trọng tổ chức thêm mấy lần tấn công đều không thu được hiệu quả gì thậm chí quân sỹ còn thiệt hại nặng thêm.

Cho nên chiến dịch ở Tây Giang của nước Giang đã nhanh chóng kết thúc chỉ sau 5 ngày giao chiến.

Giang Trọng buộc phải rút quân về để tránh quân sỹ bị tổn thất quá nhiều.

Trong khi đó thì quân Lương tổn thất khoảng 1500 kỵ binh Hắc Long.

Đây cũng là một thiệt hại không nhỏ khi kỵ binh Hắc Long là đội kỵ binh mạnh nhất cũng như trang bị tốt nhất của nước Lương.

Giang Hạo sau khi bị thương cũng buộc phải rút quân ngay sau đó.

Vì dù sao có tấn công thêm nữa quân Giang cũng chỉ chết thêm mà thôi.Việc ngay cả một trấn ngoại vị bên ngoài cũng không chiếm lại được làm cho vua Thuần Chính rất khó chịu.

Đây là lần thứ 3 liên tiếp nước Giang chịu thất bại kể từ lần càn quét của kỵ binh nước Thịnh.

Vua Thuần Chính đang nghiêm túc xem xét lại chiến lược dựa vào địa lợi từ lâu đời của nước Giang.

Tình hình càng ngày càng thay đổi theo hướng sử dụng sức mạnh quân sự áp đảo để chiến thắng.

Nếu nước Giang tiếp tục chỉ dùng địa hình để chiến đấu thì sớm muộn gì họ cũng bị hai nước kia đánh cho không gượng dậy nổi.Hơn hết là người bí ẩn có Lĩnh Vực kia.

Nếu người đó không phải Lương An thì tức là nước Lương có đến 3 Lĩnh Vực.


Nước Thịnh ít nhất cũng có 2 trong khi nước Giang hiện tại không có lấy một người.

Tình hình này buộc vua Thuần Chính phải thương nghị với Giang Hạo về biện pháp đối phó.- Thưa bệ hạ.

Tộc ta ngày xưa cũng có Lĩnh Vực chỉ là chưa tìm thấy người mang truyền thừa.

Lĩnh Vực của tộc ta ở trên người có Hoá Hình Lam Hải Kình.- Lam Hải Kình mấy đời nay không có ai có được truyền thừa.

Việc này quả là quá khó.- Ngày trước trong nước còn có một môn phái ẩn mình.

Họ cũng từng có cao thủ có Lĩnh Vực.

Chỉ là mấy chục năm trước môn phái đó đã tan rã.

Hiện tại truyền nhân ở lại trong nước có thần chỉ tìm được 2 người.

Hai người này hiện cũng đã đến cực hạn của Hoá Hình chỉ là Lĩnh Vực vẫn chưa mở được.- Bằng mọi giá giúp họ mở được Lĩnh Vực.

Chỉ như thế nước ta mới cân bằng được lại với hai nước kia.- Thần nhất định tận lực.- Vương thúc cũng không nên lao lực quá.

Nghỉ ngơi lấy lại sức lực trước đã.

Biết đâu tổ tiên phù hộ vương thúc cũng đến được bước cuối cùng đấy.- Tạ bệ hạ động viên.Thế là chỉ sau có 10 ngày nước Giang đã bỏ hoàn toàn kế hoạch chiếm lại vùng lưu vực sông Đông Giang.

Quân Giang bây giờ đã lui về sâu trong nội địa hơn.

Hơn nữa phòng tuyến trên sông Liên Giang cũng được thay đổi.

Giang Hạo sau khi nhìn thấy kiểu phòng ngự của nước Lương thì rất tâm đắc cho nên muốn dùng cách này để bảo vệ cho nước Giang.

Thật ra thì nó cũng chỉ áp dụng cho các thành trấn nhỏ gần sông Liên Giang còn thực tế những thành chính của nước Giang đều xây dựng vô cùng kiên cố và có tính phòng ngự cao từ trước.

Muốn vượt qua sông Liên Giang cũng khó hơn nhiều vì dòng chảy của nó hung giữ hơn nhiều so với sông Đông Giang.Mặt còn lại thì hai bên vẫn chưa ra quân.

Do Vũ Bình tướng quân muốn thăm dò thêm một chút.

Vì cách điều quân theo kiểu tự tin này thì rõ ràng là người chỉ huy bên phía người Lạc phải nắm được từ 8 đến 9 phần thắng.

Mà những người có thể như thế trước mặt Vũ Bình tướng quân chỉ có Lương An và Diệp Tinh Hà.

Diệp Tinh Hà mới sinh con chắc chắn sẽ không ra trận.

Vậy chỉ còn lại Lương An mà thôi..


Chương trước Chương tiếp
Loading...